ST là tên viết tắt của chữ Sóc Trăng. Trước khi có giống lúa ST25 ra đời thì hàng chục năm trước, nông dân cả nước đã biết đến những giống lúa ST3, ST5, ST10, ST19, ST20…
Những dòng ST cứ thế nối tiếp nhau ra đời là một câu chuyện dài của Kỹ sư, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, người con của quê hương Sóc Trăng cùng các cộng sự tích cực là Tiến sĩ Trần Tấn Phương, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương đã không quản ngày đêm miệt mài sáng tạo, lao động.
Sự ra đời của giống lúa thơm ST
Theo ông Hồ Quang Cua, dòng lúa thơm ST đầu tiên ra đời từ sự tình cờ sau chuyến thăm đồng vào một buổi sáng mùa đông năm 1996 khi đang ngắm nghía những hạt lúa no tròn trên thửa ruộng. Ông phát hiện có những cây lúa lạ, gốc màu tím, hạt thon dài rất đẹp.
Lội ngay xuống ruộng, mân mê những bông lúa lạ, mắt ông sáng lên như người tìm được vật quý bởi đó là những cá thể đột biến đầu tiên. Từ đây, một công trình lai tạo, nhân giống với hàng loạt giống lúa thơm mang tên ST ra đời.
Giống lúa thơm cho năng suất cao
Cộng sự của ông Cua là Tiến sĩ Trần Tấn Phương (nay là Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Sóc Trăng) phát minh ra phương pháp đánh giá mùi thơm rất nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua tiêu chí mùi thơm, ông Cua cùng các cộng sự loại được những giống lúa không đạt chuẩn nhanh hơn, thuận lợi cho lai tạo giống lúa thơm những dòng tiếp theo.
Những giống lúa thơm ST được lai tạo cho năng suất cao, có tính chống chịu ngoại cảnh khá tốt so với những giống lúa đang trồng phổ biến. Đặc biệt, lúa thích hợp với vùng đất lúa – tôm như cứng cây, thẳng, kháng bệnh, không cần bón phân nhiều, năng suất cao có thể đạt 6 tấn/ha, giá bán cao, chịu mặn, thích nghi tốt với biến đổi khí hậu…
Tuy là giống lúa thơm, nhưng giống ST24, ST25 lại khá ngắn ngày, trung bình 95-100 ngày. Trong khi lúa thơm Thái là lúa mùa dài ngày hơn mà năng suất chỉ đạt trung bình 1,7 tấn/ha. Nên canh tác một năm hai vụ, sản lượng lúa thơm ST của Việt Nam trên cùng một đơn vị diện tích có thể cao hơn gấp 5 đến 6 lần giống lúa thơm các nước.
Xây dựng thương hiệu gạo ST
Trong xu hướng nâng cao chất lượng gạo đặc sản Sóc Trăng để xây dựng thương hiệu. Nhóm nghiên cứu đã lập trình những tổ hợp lai gồm nhiều đời bố mẹ có gen thơm. Tạo ra những phẩm chất rất đặc biệt, xen lẫn mùi thơm dứa nên người tiêu dùng sẽ cảm nhận được hương vị khác của lúa thơm Sóc Trăng.
Ngoài việc khảo nghiệm, đưa ra nhân rộng, được nông dân chấp nhận, thị trường ưa chuộng. Kỹ sư Hồ Quang Cua còn thường xuyên đem hạt gạo ST tham gia những cuộc thi “Gạo ngon”, “Cơm nào ngon hơn”, “Cơm ngon thương hiệu Việt”… tại các cuộc triển lãm, hội chợ trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá cho lúa thơm ST và những giống lúa ST như: ST19, ST24.
Gạo ST25 và ST24 nổi tiếng thế giới
Hai năm trước, gạo ST24 của Sóc Trăng lọt vào Top 3 “Gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về thương mại gạo tổ chức tại Macau (Trung Quốc).
Tại Hội nghị Thương mại Gạo thế giới lần thứ 11 tại Manila diễn ra từ ngày 10-13/11/2019. Hiệp hội Lương thực Việt Nam chọn 2 loại gạo ST24 và ST25 của ông Cua tham dự. Gạo ST 24 và ST 25 vào chung kết và Ban giám khảo chọn ST25 để trao giải nhất.
Doanh Nghiệp Tư Nhân Hồ Quang Trí
- Là doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi nghiên cứu từ phòng Lab tới bàn ăn.
- Là doanh nghiệp được Quarcert chứng nhận quy trình sản xuất tốt Global Gap
- Doanh nghiệp đạt giải thưởng Bông Lúa Vàng Việt Nam
- Doanh nghiệp đạt top 100 nhãn hiệu nỗi tiếng Việt Nam
- Dưới sự tổ chức và điều hành của kỹ sư Hồ Quang Cua
Gạo ST24 được bố trí sản xuất cùng lúc với nuôi tôm càng xanh và luân canh với tôm nước lợ được chứng nhận Gạo hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USAD) và Liên minh Âu Châu (EU).